Kênh youtube CHỨNG KHOÁN của mình.
Kênh youtube : Cuộc Sống & Làm Giàu xin chào các anh chị và các bạn.
kênh này sẽ chia sẻ góc nhìn về thị trường tài chính trong nước và thế giới ( như thị trường Vàng, Chứng khoán, Bất động sàn, Tỷ giá, gửi tiết kiệm, Lạm phát và các vấn đề về cuộc sống )để mọi người có thêm thông tin tham khảo. Để qua đó các bạn có thể đưa ra những quyết định tốt nhất.
Nếu thấy kênh này hay thì mọi người nhớ đăng ký kênh để nhận được các clip tiếp theo, các bạn chia sẻ trên Facebook và gửi cho nhiều người biết nhé. để mình có thêm nhiều động lực ra các clip hay. một lần nữa mình chân thành cảm ơn anh chị và các bạn .
Chúc anh chị và các bạn thành công.
ĐT : 0904433004
FB :
Nguồn: https://womencomm.org/
Xem thêm bài viết khác: https://womencomm.org/the-thao/
Các bạn thắc mắc gì, cứ đặt câu hỏi, trưa nay Thạnh sẽ làm clip trả lời những câu hỏi, thắc mắc của các bạn. Thạnh chúc cả nhà có ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình và người thân. tks all
01:44 Hay là mình cứ bất chấp hết yêu nhau đi anh 🤕
11:26 Hãy nuông chiều Bản thân nhưng đừng để nó “cám dỗ” Bạn quá mức. 🕵
Em đọc được bài này mong anh có ý kiến
ĐỪNG HIỂU LẦM BƠM TIỀN SẼ LẠM PHÁT
Nền kinh tế thế giới đang chịu những tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 gây ra, nên nhiều quốc gia đồng loạt bơm tiền nhằm hỗ trợ kinh tế nội địa.
💵 TIỀN KHÔNG ĐƯỢC TẠO RA TỪ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Không ít ý kiến cho rằng, ngân hàng trung ương bơm tiền ra nền kinh tế sẽ gây ra lạm phát lớn sau này, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
Thực tế, bơm tiền không đồng nghĩa với lạm phát trong tương lai.
Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền, kết quả của sự chênh lệch giữa hàng hóa và cung tiền trong nền kinh tế. Khi tiền quá nhiều trong khi hàng quá ít thì sẽ khó tránh khỏi sự khan hiếm của hàng hóa, khiến giá cả tăng nhanh, từ đó gây ra lạm phát.
Nhưng tại sao việc ngân hàng trung ương bơm tiền lại chưa chắc đã gây ra lạm phát? Câu hỏi này sẽ được trả lời khi chúng ta mổ xẻ nguồn gốc của cung tiền.
Tiền không được tạo ra từ ngân hàng trung ương, mà được tạo ra bởi các khoản vay. Dưới đây là một ví dụ đơn giản:
A gửi 1 tỷ đồng vào Ngân hàng Á Châu. Ngân hàng được phép cho vay 90% tiền gửi của mình (10% là dự trữ bắt buộc mà ngân hàng trung ương yêu cầu các tổ chức tín dụng phải giữ lại). B vay 900 triệu đồng từ Á Châu và mua một món hàng từ C.
Sau đó, C gửi 900 triệu đồng vào tài khoản của mình tại Ngân hàng BIDV. Và rồi BIDV cho một người nào đó vay 810 triệu đồng (10% giữ lại tại két của ngân hàng trung ương), người này sau đó chi tiêu số tiền vay.
Như vậy, chỉ có 1 tỷ đồng dự trữ trong hệ thống ngân hàng, nhưng A và C có tổng cộng 1,9 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng.
Kế toán của các ngân hàng xác nhận điều đó. Cung tiền trong trường hợp này là 1,9 tỷ đồng, mặc dù số tiền thật chỉ là 1 tỷ đồng.
Nếu quá trình đó diễn ra liên tục cho đến khi khả năng cho vay của ngân hàng còn 0 đồng (bởi dự trữ bắt buộc lấy dần) thì 1 tỷ đồng tiền gửi ban đầu sẽ tạo ra 9 tỷ đồng cung tiền. Trường hợp ngân hàng trung ương hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống thấp hơn 10% thì con số cung tiền sẽ lớn hơn nhiều.
Ðó là quy trình hoạt động tiêu chuẩn của tất cả các hệ thống ngân hàng trên thế giới và là một công cụ hiệu quả và mạnh mẽ để tạo ra lợi nhuận và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
💰 LƯỢNG TIỀN BƠM RA SẼ ĐƯỢC “THỔI PHỒNG”
Khi kinh tế gặp cú sốc, nhiều người ồ ạt rút tiền cùng một lúc (hiện tương này gọi là “bank run”), các ngân hàng sẽ không đủ tiền để cung cấp, vì họ chỉ có 1 tỷ đồng dự trữ ban đầu tại ngân hàng trung ương (theo ví dụ trên).
Lúc này, ngân hàng trung ương sẽ phải thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của mình: “Người cho vay cuối cùng”.
Ngân hàng trung ương sẽ bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để các ngân hàng đáp ứng nhu cầu rút vốn của khách hàng.
Ðây chính là cách mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác đang làm ở thời điểm hiện tại. Việt Nam chưa phải thực hiện biện pháp mạnh tay này, bởi thanh khoản hệ thống vẫn tương đối dồi dào, thậm chí có những giai đoạn hệ thống dư thừa tiền, Ngân hàng Nhà nước phải rút ròng hàng chục nghìn tỷ đồng (chẳng hạn, trong tháng 12/2019, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hút ròng 46.400 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh repo).
Liệu các ngân hàng có lấy tiền của ngân hàng trung ương cung cấp để mang đi cho vay? Dĩ nhiên là có, bởi về bản chất, khoản vốn này cũng giống như huy động từ dân cư.
Họ sẽ mang tiền này cho người A vay, người A mua hàng hóa người B, người B gửi ngân hàng, ngân hàng cho người C vay…
Nếu vòng quay này lặp đi lặp lại, lượng tiền ngân hàng trung ương bơm ra được “thổi phồng” thành một lượng cung tiền khổng lồ, hệ quả tất yếu là tiền nhiều hơn hàng và gây ra lạm phát.
Lưu ý, sự thổi phồng từ lượng tiền gửi 1 tỷ đồng ban đầu lên 9 tỷ đồng phụ thuộc vào 3 yếu tố. Thứ nhất là tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà ngân hàng trung ương công bố. Thứ hai là tỷ lệ dự trữ vượt mức mà các ngân hàng để lại tại ngân hàng trung ương. Thứ ba là sở thích nắm giữ tiền mặt của người dân. Theo đó, tốc độ thổi phồng lượng tiền trong nền kinh tế sẽ bị tác động một phần bởi ý chí của ngân hàng trung ương, ý chí của các ngân hàng thương mại và cuối cùng chính là ý chí của người dân.
⚠️ NHIỀU NƯỚC ĐANG SUY KIỆT TÍN DỤNG
Với tình hình kinh tế hiện tại, chúng ta không khó để thấy rằng, hầu hết các quốc gia đang trong tình trạng suy kiệt tín dụng, tức là các ngân hàng thương mại không muốn cho vay, họ giữ tiền trong két của mình, một phần để dự phòng rủi ro, một phần vì không còn tin tưởng các đơn vị vay vốn.
Tiền lúc này kẹt trong hệ thống nên không thể tăng cung tiền và dĩ nhiên không có lạm phát.
Còn đối với người dân, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ, không ít người muốn nắm giữ tiền mặt hoặc tài sản trú ẩn như vàng, ngoại tệ mạnh… Tiền không chảy vào hệ thống ngân hàng mà nằm trong dân, nên một lần nữa, cung tiền bị suy giảm và không thể có lạm phát.
Nhưng khi kinh tế phục hồi, các ngân hàng sẵn sàng cho vay, tín dụng được lưu thông, lạm phát có quay trở lại? Dĩ nhiên là có, nếu ngân hàng trung ương không can thiệp, nhưng thực tế họ sẽ can thiệp và có đầy đủ các công cụ để can thiệp.
Công cụ đầu tiên là tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt mức của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương.
Lãi suất này nếu đủ hấp dẫn thì các ngân hàng thương mại sẽ gửi tiền tại ngân hàng trung ương, thay vì đưa ra nền kinh tế, cung tiền lúc này bị co lại.
Ðây chính là cách mà Fed đã sử dụng rất hiệu quả trong giai đoạn 2010 – 2019 với công cụ lãi suất dự trữ vượt mức (IOER).
Công cụ thứ hai mạnh mẽ hơn, đó là tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Theo đó, thay vì khuyến khích các ngân hàng thương mại gửi tiền tại ngân hàng trung ương, cơ quan này “ép” các ngân hàng phải làm điều đó. Công cụ này sẽ triệt tiêu cung tiền rất nhanh, mà hoàn toàn nằm trong quyền chủ động của ngân hàng trung ương.
Vì là công cụ mạnh nhất và “cứng rắn”, nên dự trữ bắt buộc ít được sử dụng.
Công cụ thứ ba là phát hành tín phiếu bắt buộc. Ðây là công cụ mang tính phi thị trường, nhưng được sử dụng khi lượng tiền trong hệ thống quá nhiều.
Theo Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, tín phiếu được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc phương thức bắt buộc.
Với công cụ này, các ngân hàng thương mại sẽ phải sử dụng lượng tiền của mình để mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, thay vì cho vay hoặc mua tài sản tài chính, cung tiền lúc này cũng sẽ bị triệt tiêu.
Như vậy, khi một lượng tiền được bơm qua hệ thống ngân hàng thì ngân hàng trung ương có thể kiểm soát một cách chủ động hoặc thụ động với lượng cung tiền trong nền kinh tế. Nói cách khác, bơm tiền không đồng nghĩa với lạm phát.
Nguồn: thu thập thông tin từ các tạp chí kinh tế
Chúc anh ngày cuối tuần bên gia đình vui vẻ và hạnh phúc
Cám ơn anh nhiều!
Chúc anh và gia đình luôn mạnh khoẻ.
Oh, cái quỹ vàng này trước khi đứng im nghe ngóng thì nó mua vào hay bán ra nhiều hơn hả bạn. Mình ko theo dõi được. Thanks bạn nhé.
Chúc bạn có ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình và người thân. tks bạn trẻ nhé
Nói nhiều
Nghe nói vec xin của mỹ đầu tháng 10 là có liệu có ảnh hưởng nhiều đến vàng không e.
Anh ơi, cho em đăng ký học chứng khoán với ạ, em ở nông thôn về kinh tế hơi khó khăn chút nhưng vẫn muốn tìm hiểu cho biết, và biết đâu có cơ hội lại thay đổi cuộc đời anh nhỉ, anh kết bạn zalo với em nhé zalo của em là nhung sang ạ. Chân thành cảm ơn anh
Giá vàng chỉ chờ gói kích cầu của mỹ. Nếu ko có thì vàng sẽ giảm sâu phải ko anh
Anh Thạnh đề cập đến cây nến dấu cộng này, thì rất có thể sang tuần sau vàng sẽ tiếp tục chinh phục mốc 2000 rồi.
Có nên vay ngân hàng mua vàng ko
sao hnay a để quảng cáo nhiều thế
Nghe a này phân tích mình còn dám nắm giữ vàng chứ nghe mấy kênh khác thì Chỉ muốn bán tống bán tháo đi cho xong.
Trong ngắn hạn, Vàng sẽ về vùng 1.867 thậm trí breakout 1.800. Có khả năng như vậy ko bạn ơi!?
co nguoi muon lam giau ho moi mua ban anh oi ^_^
👍💪👍💪👍💪👍💪👍
Thành nam được công bố trung quốc khi nào bạn do chai phiếu cứ mỹ không
Ah ơi cho e hỏi chứng khoán tăng vậy vàng tăng hay giảm ạ
giá mua 58 có được ko thạnh ơi
Liệu vàng có lên không bạn
cho em đăng ký lớp học anh nhé
Giá xuống thì đoi xuống thêm.. Giá lên thì nói cao quá.. Bo tay 😑.Rủi ro tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Khi mọi người sợ hãi thì ta nên tham lam 🤑
Chúc bạn cuối tuần vui vẻ cùng gia đình và người thân
anh thạch ơi, những thông tin các quỹ mua vào bán ra mình xem ở trang nào ạ?
cảm ơn anh…
chào Thạch
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có tính cả số người đang bị nhiễm covid với số người chết chưa vậy?
Thất nghiệp…lãnh trợ cấp. 70%lương..cho ít nhất 6 tháng ..1 năm
Vâng người dân mỹ không có vàng giữ trong nhà..chỉ có đầu tư qua chứng khoán…
Dạo này biến động giá lên xuống nhiêu quá. A có thể nhân định giá tuần này dc k ạ?
Thank you !
Chứng khoán TG giảm đỏ lửa vậy sẽ có tác động giá vàng sẽ lên ko ạ ?
Mấy bạn đầu tư Robinhood bán tháo hay sao chứng khoán Mỹ giảm điểm . Hôm qua em xem kênh Fbnc , nó nói: bong bóng Vàng đang phình to. Thường thì vàng đi đôi với hoạt động in tiền Mỹ. Anh có ý kiến gì ko ?
anh ơi cho em hỏi tí? qua cuộc chiến TM.giữa my và trung quốc . trừ côrona và công nghệ. nếu TQ bán trái phiếu chính phủ mỹ có ảnh gưỡng gì đến giá vàng kg anh?…
Vàng còn xuống nữa không chu ơi
Nuôi con vàng mà nóng ruột mong lớn nhanh thì đừng nuôi nữa, mua củ riềng thịt ngay ăn cho sướng mồm.
Để nó giữ của nhà mình thì phải yêu chiều, ôm ấp nó đủ lâu….5, 7 năm hãy tính nhá!
Chuc e buoi sang vv binh an va hp a cam on e ve nhung tu van huu ich nhung e cung len tu van cho nhung nguoi choi dai han va ngan han de ae nao co nhu cau nhu nao biet de ho co quyet dinh dung va hop ly nhat
Em muốn hỏi thông tin về lớp học đầu tư anh định mở, e có thể liên hệ qua số đt nào ạ?(nếu được anh cho e số Zalo cho tiện anh nhé), hoặc anh làm một file thông tin để ở dưới bình luận cho tiện theo dõi anh
Rất cảm ơn em Thạnh!
Cảm.ơn bạn vd chia sẻ chúc bạn ngày nghĩ cuối.tuần cùng gđ người thân vv hp
Chúc bác nhiều sức khỏe
Mọi thứ tin xấu ảnh hướng vàng giảm đã phản ánh vào giá rồi, còn 1 tin tôi ê rằng còn ảnh hưởng 1 lần nữa đó là cuối tháng 10 đầu tháng 11 trc bầu cử, đấy là kế hoạch của ông Trump buộc CDC phân phát vaccine cho tất cả bang để công bố ra để lấy lại uy tín của Trump và lấy phiếu bầu, cho dù chuyên gia Dr Fauci nói là chưa khả thi về mặt thời gian test vaccine.